1.Vũ trụ giãn nở có nghĩa là gì.

Năm 1929, Edwin Hubble ,đã khám phá ra rằng các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa nhau , cho thấy hiện tượng vũ trụ giãn nở là chính xác về mặt thực nghiệm.Trước đó Friedmann và Lemaître đã chứng minh được vũ trụ giãn nở bằng mô hình toán học.

Hãy tưởng tượng vũ trụ như một tấm thảm, tôi đặt 2 viên đá nhỏ trên thảm để tượng trưng cho khoảng cách của 2 thiên hà, sau đó tôi kéo tấm thảm căng ra, lúc này khoảng cách giữa 2 viên đá đã lớn hơn lúc đầu.


Vũ trụ cũng vậy, có 1 thế lực vô hình hoặc ai đó đang kéo giãn không - thời gian khiến các thiên hà mỗi ngày một xa nhau hơn.

2.Tốc độ giãn nở của vũ trụ

Tháng 3 / 2019, Kính thiên văn không gian Hubble đo được tốc độ giãn nở của vũ trụ là 74 km/s/Mpc

1 Mpc = 1 Megaparsec = 3,26 triệu năm ánh sáng

Nghĩa là 2 thiên hà cách nhau 3,26 triệu năm ánh sáng thì đang rời xa nhau với tốc độ 74 km/s.

Tuy nhiên khoảng cách càng xa ( Mpc ), thì tốc độ giãn nở càng tăng theo cấp số nhân.

Như các thiên hà trong Cụm Coma, cách chúng ta khoảng 330 triệu năm ánh sáng, dường như muốn "chia tay" với tốc độ ~7400 km / s.

Nghĩa là ở khoảng cách 14 tỷ năm ánh sáng , thì tốc độ giãn nở vũ trụ sẽ lớn hơn 310.000 km/s tức là nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

3.Vậy thuyết tương đối có bị "bứng gốc"

Một tiên đề quan trọng trong thuyết tương đối là chứng minh tốc độ ánh sáng là nhanh nhất cho mọi vật chất trong vũ trụ.Vậy nếu tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn ánh sáng thì thuyết tương đối sẽ bị phá bỏ ?

Dĩ nhiên là không rồi.

Như ta đã biết, vũ trụ giãn nở, nghĩa là không - thời gian đang giãn nở .

Thuyết tương đối chỉ áp dụng cho "MỌI VẬT" trong không - thời gian, chứ KHÔNG ÁP DỤNG cho chính không - thời gian.

Hay nói cách khác, thuyết tương đối chỉ áp dụng cho 2 viên đá ở ví dụ trên , còn tấm thảm thì không thuộc phạm vi của của nó.

Ta xét 1 Ví dụ : một con báo có tốc độ 120km/h được coi là nhanh nhất trên cạn, một con cá có tốc độ 50km/h được coi là vô đối trong đại dương.Vậy con nào di chuyển nhanh hơn? Nếu bạn nói con báo thì hãy ném nó xuống biển để chạy thi, như vậy mới cùng hệ quy chiếu để so sánh.

Chính vì vậy so sánh 2 tốc độ : ánh sáng và vũ trụ giãn nở với nhau là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP vì khác hệ quy chiếu.

Tương tự , so sánh hiện tượng Rối Lượng Tử ở thế giới vi mô lượng tử với tốc độ ánh sáng ở thế giới vĩ mô cũng KHÔNG ĐƯỢC PHÉP.

Cho nên Thuyết tương đối của Einstein vẫn đứng vững !

4.Vũ trụ giãn nở cho ta biết điều gì.

Có một sự thật rằng , chúng ta nên sắp xếp các chuyến du lịch "xuyên thiên hà" sớm hơn , vì nếu quá muộn thì sẽ không còn kịp nữa.

Ngay bây giờ con người đang bị ngăn cách trong một vùng không - thời gian so với điểm đầu của bigbang bằng 14 tỷ năm ánh sáng.Không gì có thể giúp chúng ta vượt qua được ranh giới đó.Nếu có người ngoài hành tinh ở bên kia ranh giới ,dù có công nghệ vượt trội thì họ cũng chỉ bất lực nếu muốn xâm chiếm trái đất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Khoa Học Thế Kỷ 21 © 2017. All Rights Reserved. Powered by KhoaHocTK21