Tạm dừng khoa học lại một chút, tôi sẽ gửi đến các bạn một chủ đề không kém phần ly kì, đó là về các công trình siêu việt thời cổ đại, thậm chí bí ẩn hơn cả Kim Tự Tháp - thách thức mọi hiểu biết chúng ta về Trái Đất, từ đó đặt ra câu hỏi rằng : Liệu chúng ta có phải nền văn minh duy nhất trên hành tinh hoặc duy nhất trong vũ trụ hay không ?


1/ Gobekli Tepe là gì ?

Đây là một quần thể được coi là những đền thờ trên đỉnh của một mỏm thuộc một dãy núi khoảng 15 kilômét phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa (trước kia là Urfa / Edessa) phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Địa điểm này hiện đang được các nhà khảo cổ học Đức và Thổ Nhĩ Kỳ khai quật và các nhà khảo cổ phỏng đoán những người săn bắn-hái lượm đã xây dựng lên nó vào 9500 năm trước Công Nguyên (khoảng 12.000 năm trước )

2/ Những điểm đặc biệt của công trình cổ đại này :

Được xây dựng bởi những người săn bắt hái lượm vào cuối kỷ băng hà.

Bạn không hề nghe nhầm đâu, vì vào thời kỳ này chỉ có những tộc người nguyên thủy , chưa có tổ chức xã hội, chỉ có công cụ bằng đá, chưa có nông nghiệp. Nghĩa là một nhóm khoảng 500 - 1000 người đã tự tập hợp lại với nhau để cùng xây dựng lên công trình này. Điều này dường như bất khả thi dựa theo các nghiên cứu lịch sử, đòi hỏi phải có một tổ chức và sự ổn định xã hội nghiêm túc.


Thời kỳ này chưa có chữ viết, chưa có xã hội, chưa có công cụ nào ngoài đồ đá.

Nó đã cố tình bị chôn vùi.


Gobekli Tepe đã bị cố tình chôn vùi bởi những người tạo ra nó. Niên đại carbon của vật liệu hữu cơ trong đất được sử dụng để chôn vùi cấu trúc của Gobekli Tepe, được hiển thị là từ 9600bc, nói cách khác, Gobekli Tepe ít nhất phải 12,000 năm tuổi.

Tức là sớm hơn 6500 năm tuổi hơn Stonehenge, 7500 năm so với Kim tự tháp và 5000 tuổi so với cái nôi của nền văn minh Hồi giáo đầu tiên -Sumer!

Tại sao ai đó lại cố tình chôn vùi nó ?

Nó được thiết kế là một ngôi đền mang tín ngưỡng tôn giáo


Hầu hết các nhà khảo cổ học tin rằng Gotbekli Tepe được dự định là một loại cấu trúc tôn giáo. Điều này làm cho Gotbekli Tepe trở thành ngôi đền lâu đời nhất thế giới.

Việc xây dựng một công trình tôn giáo như vậy vào thời kỳ săn bắt hái lượm thực sự là bí ẩn không thể giải đáp. Vì thời kỳ này con người chỉ có mục đích duy nhất là sinh tồn.

Những viên đá lớn nhất có trọng lượng lên tới mười tấn


Tất cả các trụ cột tại Göbekli Tepe đều có hình chữ T và có chiều cao từ 3 đến 6 mét. Mỗi trụ cột hình chữ T có trọng lượng khoảng 10 tấn.

Ngay cả với công nghệ ngày nay, chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và định vị các trụ cột nặng 10 tấn của Gotbekli Tepe. Người ta ước tính rằng tối thiểu cần 500 công nhân mới làm được điều này.

Và có tổng số hơn 200 cột trụ trong khoảng 20 vòng tròn hiện đang được biết đến thông qua các cuộc khảo sát địa vật lý.

Các phiến đá vôi được khai thác từ các mỏ đá nằm cách khoảng 100 mét từ đỉnh đồi, và những người thợ thời đồ đá mới có lẽ đã dùng các công cụ đá lửa để khai thác đá.

Tuy nhiên, không một dụng cụ nào được tìm thấy ở địa điểm hay tại mỏ đá

Nhiều viên đá được trang trí công phu với các bản vẽ và chạm khắc động vật với chất lượng tinh xảo.

Những viên đá tạo nên những ngôi đền của Gotbekli Tepe rất ấn tượng cả về kích thước lẫn cách chúng được ghép lại với nhau.


Hầu hết các trụ cột trung tâm được trang trí bằng các hình vẽ động vật tinh xảo, và một số thậm chí còn có các bức tượng động vật phức tạp được chạm khắc ngay trên bề mặt của trụ cột.

Liệu chỉ với những dụng cụ thô sơ bằng đá có thể làm được những điều này?

Nó là quần thể cực lớn, với hơn 20 đền thờ riêng lẻ


Lúc đầu, địa điểm của Gotbekli Tepe được cho là một công trình đền thờ độc nhất. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta đã phát hiện ra rằng quần thể này thực sự rất lớn, chứng tỏ nó đã mất rất nhiều thời gian để xây dựng.

3/ Những bí ẩn thách thức khoa học của Gotbekli Tepe.

Động cơ xây dựng của những người săn bắn hái lượm?


12,000 năm trước là thời kỳ băng hà cuối cùng trên hành tinh , nguyên nhân được cho là do sao chổi đã va chạm với Trái Đất làm biến đổi khí hậu. Với những quần thể nhỏ lẻ người đang sinh sống, mục đích duy nhất ở thời kì này chỉ là sinh tồn, họ chưa có chữ viết, xã hội phức tạp và công cụ để có thể xây dựng, chạm khắc, và di chuyển cả quần thể với những phiến đá nặng hơn 10 tấn như vậy.

Ngoài lượng nhân công rất lớn, nó còn đòi hỏi một trình độ tư duy rất cao, vượt quá tầm hiểu biết của thời kì đó.

Hình ảnh chạm khắc thể hiện rõ ràng thảm họa sao chổi đâm vào Trái Đất.


Các nhà khoa học đã phân tích các biểu tượng trên cột đá, các ký tự thiên văn và liên kết với bản đồ sao.

Sau khi kiểm tra chéo sự kiện với mô hình máy tính của Hệ Mặt Trời trong khoảng thời gian này, các nhà nghiên cứu cho rằng những ký hiệu được khắc trên đá có thể là dùng để miêu tả một vụ va chạm của sao chổi diễn ra vào khoảng 10.950 năm TCN – cùng thời gian một kỷ băng hà nhỏ bắt đầu và thay đổi nền văn minh mãi mãi , khiến những con người săn bắt hái lượm chuyển sang canh tác nông nghiệp.

Sự kiện này đã dẫn tới nạn tuyệt chủng của nhiều giống loài trên Trái Đất nhưng cũng khởi nguồn cho nền văn minh thời kỳ đồ đá mới. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thiết về việc Gobekli Tepe là một đài thiên văn và những cột đá là để tưởng niệm vụ va chạm giữa sao chổi và Trái Đất.

>> Ancient Carvings Show Evidence of a Comet Swarm Hitting Earth Around 13,000 Years Ago

Các hình con vật được điêu khắc chính là các chòm sao?


Năm 2017, hai kỹ sư tại Đại học Edinburgh, là Martin Sweatman và Dimitrios Tsikritsis đã xuất bản một bài báo tuyên bố bằng chứng cứng rắn rằng người dân của Gobekli Tepe có kỹ năng thiên văn tiên tiến, nhận thức và suy đoán được chuyển động của các thiên thể vượt qua nhiều thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ.

Các hình con vật tượng trưng cho các chòm sao họ quan sát được.

http://maajournal.com/Issues/2017/Vol17-1/Sweatman%20and%20Tsikritsis%2017%281%29.pdf

4/ Loài người vẫn đang đi tìm lời giải cho những bí ẩn của Gobekli Tepe.

Từ những khám phá được các nhà khoa học tìm ra mới đây, câu hỏi về Gobekli Tepe lại càng thách thức nhân loại.

Trình độ kỹ thuật, xây dựng, thiên văn và tổ chức xã hội của những người xây dựng nên công trình này vượt quá tư duy của người săn bắt - hái lượm vào thời kỳ đồ đá 12,000 năm trước.

Phải chăng người xây dựng công trình này là một chủng tộc tiến bộ hơn ? có nền văn minh tiên tiến hơn? phải chăng thảm họa gây ra kỷ băng hà không phải là một sao chổi, mà là một cuộc chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân ? ( chưa có phát hiện nào về hố va chạm sao chổi ở thời kỳ này )


Rất nhiều hiện vật khảo cổ từ hàng chục nghìn năm trước miêu tả chính xác công nghệ của chúng ta hiện tại.

Theo các nhà khoa học thì chỉ cần 100 quả bom nguyên tử là có thể khiến cả Trái Đất rơi vào kỷ băng hà tiếp theo tương tự như 12,000 năm trước. Đến nỗi Einstein khiếp sợ vũ khí hạt nhân và từng nói rằng "Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá".


Vậy phải chăng những người xây dựng lên Gobekli Tepe đã từng có một nền văn minh tiên tiến như chúng ta nhưng đã bị diệt vong vì chiến tranh và trở về thời kỳ đồ đá?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Khoa Học Thế Kỷ 21 © 2017. All Rights Reserved. Powered by KhoaHocTK21