Năm 2001, Nick Bostrom, một triết gia đến từ trường Đại học Oxford, đã đưa ra nghiên cứu sơ bộ với ý niệm một siêu máy tính – với quy mô bằng một hành tinh – sẽ có khả năng chạy một chương trình giả lập trên thang đo đồng tỉ lệ với nhân loại.
Theo nghiên cứu, máy tính này có khả năng tính 10 lũy thừa 42 thuật toán mỗi giây. Nó có thể mô phòng toàn bộ lịch sử loài người (bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức của chúng ta). Tất cả những điều đó, đều không tốn đến một phần triệu khả năng xử lý trên mỗi giây của nó.
Điều đó cũng có nghĩa là tất cả thế giới xung quanh ra chỉ là những điểm dữ liệu được lưu trữ trong một ổ cứng của một siêu máy tính khổng lồ. Ông kết luận: “Chúng ta chính là những nhân vật đang sống trong thế giới ảo của máy tính.”
15 năm sau, Elon Mush – nhà sáng lập của Tesla và SpaceX – tiếp tục củng cố lý thuyết này. Tại hội nghị Recode 2016, Musk đã chia sẻ rằng “xác suất chúng ta đang sống trong thế giới nguyên bản là một trên một tỷ.”
Chúng ta sẽ phân chia 2 loại thế giới giả lập :
- Trường Hợp 1 : Thế giới của chúng ta là giả lập nhưng mỗi cá nhân mô phỏng đều có 1 liên kết với "ai đó" ngoài thế giới thực.Tương tự bộ phim "Đấu Trường Ảo" và "Matrix"
- Trường Hợp 2 : Thế giới của chúng ta là giả lập hoàn toàn, như một trò chơi mô phỏng trên một chiếc máy tính, mỗi cá nhân chúng ta chỉ là một phần mềm trí tuệ nhân tạo.
A- Trường Hợp 1
Để tạo ra một thế giới giả lập như vậy cần 3 yếu tố
1 - Không gian và hình ảnh ảo :
Mới đây thôi Facebook đã rục rịch ra mắt mạng xã hội thực tế ảo Horizon, đó là một thế giới mô phỏng , nơi các nhân vật thực tế ảo có thể gặp gỡ, đi chơi, chơi trò chơi và xây dựng môi trường của riêng họ
Chắn chắn vài năm nữa công nghệ VR sẽ khiến chúng ta ko thể phân biệt hình ảnh nào là trong thực tế ảo và đời thực.
Nghĩa là chúng ta có thể tạo ra một thế giới mô phỏng rồi truyền qua con Chip đó tới não, khi đó công nghệ VR chỉ còn là dĩ vãng.
2- Làm sao liên kết được bộ não ở thế giới thực vào nhân vật ảo?
Nếu có ai đó tạo ra được vũ trụ giả lập thì họ đã sở hữu công nghệ giao tiếp "não bộ - máy tính" ở đẳng cấp siêu việt.
Dù mắc chứng mù màu bẩm sinh nhưng với Neil Harbisson, anh chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi khi chỉ có thể nhìn được các sắc độ trắng, đen, xám kể từ khi sinh ra. Tuy vậy, anh vẫn không ngừng tự hỏi một thế giới đầy màu sắc sẽ như thế nào. Chính vì lẽ đó, năm 2003, Harbisson bắt đầu cộng tác với các chuyên gia điều khiển học Adam Montandon để thử nghiệm nhận biết màu sắc thông qua âm thanh. Cuối cùng, bộ đôi này quyết định chọn một giải pháp lâu dài: Harbisson sẽ gắn một ăng-ten kết nối Internet vào... não, cho phép anh lắng nghe các tần số ánh sáng của màu sắc.
Để làm được điều này, gần như mọi thứ xung quanh Niel đều được “mã hóa” thành một… nốt nhạc.
Thậm chí, khuôn mặt con người cũng có thể được cảm nhận theo cách thức đầy nghệ thuật này. Sử dụng ăng-ten này, Niel có thể dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra mù màu. Thậm chí, nó còn cho phép anh vượt ra khỏi giới hạn màu sắc của mắt người bình thường khi có khả năng nhận biết tia hồng ngoại và tia cực tím.
Ngoài ra, khả năng của Neil còn vượt xa khỏi phạm vi trái đất khi chiếc ăng-ten được kết nối với hệ thống máy ảnh trên Trạm Vũ trụ quốc tế. Theo đó, anh đang bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về màu sắc ngoài không gian. Nhờ vậy, Niel rất lạc quan khi coi công nghệ mới này như một giác quan thứ sáu, bởi nó cho phép anh cảm nhận được màu sắc từ khoảng cách rất xa, thậm chí từ ngoài vũ trụ.
Video về người đàn ông đặc biệt này ở đây
Tạm biệt Niel Harbisson, chúng ta sẽ đến với Matheny, một người đàn ông không may mất đi cánh tay của mình năm 2008 vì bệnh ung thư, là người đầu tiên thử nghiệm cánh tay giả tiên tiến nhất trên thế giới – có thể điều khiển được bằng suy nghĩ
Matheny đã trải qua cuộc phẫu thuật để kết nối một bộ phận nhân tạo bằng titan với xương của ông. Đây chính là thành phần quan trọng nhất trong các bộ phận giả, chúng được gọi là “ổ cắm”. Cuộc phẫu thuật sẽ kết nối tỉ mỉ nó với tủy xương của matheny cho phép cơ thể thích ứng sau một vài tuần.
“Thành tựu của các nhà khoa học đã loại bỏ một trong những lỗ hổng lớn nhất trong sự phát triển của các chi giả với những ổ cắm này”.
Video về Matheny sẽ khiến các bạn phải thán phục các nhà khoa học :
Khi bạn đá chân vào cạnh bàn thì thấy đau, làm sao trong môi trường thực tế ảo có thể cảm nhận được điều đó nếu không có tác động ngoại lực từ bên ngoài thế giới thực ?
Hãy tìm hiểu qua một chút về não bộ và cách xử lý thông tin.
Khi bạn sút chân vào cạnh bàn, các cơ quan cảm thụ ở da nhận biết va chạm và truyền tín hiệu đến não, não tiếp nhận và xử lý đây là một tác động ngoại lực gây tổn thương và truyền lại tín hiệu đến chân bạn rằng "đau đấy, kêu gào lên đi" và bạn thấy nhói ở chân.
Hiểu đơn giản cơn đau là một tín hiệu 2 chiều từ chân đến não.Vậy có phải mọi cơn đau đều phải là tín hiệu 2 chiều.Không Hẳn
Hãy tìm hiểu về bệnh phantoms , chân tay ma.khi người bị cắt cụt chi vẫn cảm nhận được cơn đau nhức từ chỗ chi bị cắt cụt đó.Rõ ràng lúc này chi và dây thần kinh đã bị cắt, vậy làm sao có tín hiệu đến não để cảm nhận cơn đau?
Điều này suy ra bản thân não cũng có thể tự tạo ra cơn đau hoặc lữu trữ ký ức về cơn đau mà không cần tác động ngoại lực.
Bây giờ các nhà khoa học chỉ cần thiết kế một thiết bị kích thích xung thần kinh đến vùng cảm nhận cơn đau của não là chúng ta có thể có những cơn đau ảo như thật.
B- Trường Hợp 2 :
Chúng ta chỉ cần có một chiếc siêu máy tính đủ mạnh, và phần mềm đủ thông minh là có thể tạo ra được vũ trụ giả lập
Mới đây Microsoft đã dùng công nghệ tân tiến của họ để tái dựng toàn bộ bề mặt trái đất mà chúng ta đang sống. Từng thành phố, ngôi nhà, tòa cao ốc, sân bay, cảng biển… tất cả sẽ được tái hiện qua dữ liệu từ Bing map với sai số chỉ 3cm. Nói một cách dễ hiểu, Microsoft sẽ đưa toàn bộ bề mặt hành tinh này vào trò chơi Flight Simulator của họ.
Không chỉ vậy Microsoft sẽ đồng bộ và cập nhật liên tục tình hình thời tiết trên toàn thế giới vào game. Ví dụ như tối nay 21h ở Hà Nội có bão, lúc đó bạn vào game sẽ có thể thấy chính xác trận bão diễn ra tại Hà Nội. Những trận bão, những vùng thời tiết xấu, sương mù, khói bụi núi lửa, cháy rừng… tất cả sẽ được tái hiện 100% so với thực tế.
>> Chúng Ta Đã Giả Lập Được Toàn Bộ Bề Mặt Trái Đất Trên Máy Tính Với Sai Số Chỉ ... 3Cm
Dĩ nhiên để làm được tất cả những điều này,chúng ta cần khám phá đầy đủ các quy luật của thế giới thực như vật lý, sinh học, hóa học....để dữ liệu đầu vào chính xác nhất, sát thực nhất .Khi đó thế giới ảo sẽ giống 100% thế giới của chúng ta.
Vậy là đã đủ lý thuyết để chứng minh thế giới giả lập là hoàn toàn khả thi.bây giờ là lúc hoàn thiện lý thuyết đó.Và điều này cũng đặt ra một học thuyết cực kỳ xoắn não khiến tỷ phú elon musk đặt ra câu hỏi :
Nếu chúng ta có thể tạo ra thế giới giả lập, thì điều gì khẳng định thế giới của chúng ta không phải giả lập ???
0 nhận xét:
Đăng nhận xét